HƯỚNG DẪN “CHĂM SÓC” ĐỒNG HỒ AUTHENTIC

HƯỚNG DẪN “CHĂM SÓC” ĐỒNG HỒ AUTHENTIC

Bỏ ra 1 số tiền không nhỏ để rinh 1 em đồng hồ về, đồng hồ có bền đẹp hay không còn phụ thuộc vào cách bạn sử dụng nó. Sau đây, với kinh nghiệm sử dụng đồng hồ và bán đồng hồ Shop sẽ chia sẻ cho các bạn các giữ gìn để em đồng hồ luôn như mới và sử dụng lâu bền với thời gian nhé.

Phần 1: Trước tiên đọc kĩ thông số của từng loại đồng hồ (hầu như tất cả các hãng đều có kí hiệu thông số in trên mặt sau của đồng hồ) để biết được như sau;

Độ chống nước: Không phải đồng hồ càng đắt tiền thì có độ chịu nước càng cao. Thông thường, mức độ chịu nước của đồng hồ được ghi trên mặt số hoặc đáy đồng hồ ký hiệu 1 trong các thông số trên mặt đồng hồ như: WR, 50M, 5 BAR, 10 ATM…

  1. WR/ 30M/ 3ATM/ 3BAR: Chịu được khi rửa tay, khi trời mưa nhỏ nhưng không thể đi bơi, đi lặn.
  2. 50M, 5ATM, 5BAR: Có thể bơi, lướt ván và tắm vòi hoa sen (Lưu ý: không tắm trong bồn, không tắm nước nóng lạnh quá, không đeo khi xông hơi vì có thể làm giãn gioăng đồng hồ).
  3. 100M, 10 ATM, 10BAR: Đây là loại đồng hồ dùng để đeo khi tắm và khi lặn nông, không thể lặn sâu với bình khí.
  4. DIVER’S WATCH 200M, 20ATM, 20BAR: Được sử dụng trong mọi trường hợp. Chỉ có ở đồng hồ lặn chuyên nghiệp, loại đặc biệt và van thoát khí heli. Người lặn phải mang bình dưỡng khí và bảo hộ đặc biệt. 

Vậy bạn nên chọn đồng hồ chống nước loại nào?

Người bình thường chỉ có thể lặn sâu tối đa 35m. Rất ít người có thể lặn sâu được tới 100m. Còn tất cả chúng ta lặn thông thường chỉ vài mét hoặc cố tình lặn thì khoảng 10m.

Nếu ai đó bán cho bạn chiếc đồng hồ có thể chống nước ở độ sâu 10.000M thì chớ dại dột mà tin. Không bao giờ có loại đồng hồ chịu nước sâu đến thế và chắc chắn là đồ giả.

Phải chắc chắn núm đồng hồ đã được vặn chặt hoàn toàn (vì nước đa phần chỉ vào từ núm). Không chỉnh hoặc động vào núm khi đồng hồ bị ướt hoặc ở môi trường nước.

A. Bảo quản dây đeo đồng hồ:

Dây đeo đồng hồ có rất nhiều loại như: Dây da, Dây kim loại,  dây dù, dây cao su,…

1.Với dây đeo da: tốt nhất nên tránh để dây đeo dính nước. Dây da tiếp xúc với nước nhiều và lâu sẽ dễ ẩm, mốc, có mùi hôi và nhanh mục.

2. Dây đeo kim loại: Tuyệt đối không được tiếp xúc với chất ăn mòn như axit, chất tẩy rửa và muối. Nhiều bạn đi ra biển chơi thôi đeo đồng hồ mạ vàng vào hơi nước bốc lên bám vào đồng hồ về không lau chùi ngay lớp mạ vàng sẽ bị lấm tấm oxy hoá. Ai nhiều mồ hôi khi đeo dây mạ vàng nên thường xuyên lau hơn nhất.

Thường xuyên kiểm tra các kẽ dây xem có bụi bẩn bám vào hay không lau khan khô sạch thường xuyên để tránh bám cặn bẩn lâu ngày khó vệ sinh.

3. Dây dù và dây đeo cao su:  Cần vệ sinh thường xuyên để chúng không bẩn, kiểm tra và xử lý ngay nếu có dấu hiệu đứt hay rách.

B. Thứ hai, sử dụng đúng cách với từng loại đồng hồ:

 Đồng hồ cơ:

Trong trường hợp bạn phải tự lên dây cót bằng tay, hãy vặn nút lên dây cót nhẹ nhàng, vừa tay và không vặn cót quá căng. Sau đó phải chỉnh nút về vị trí ban đầu để tránh tạo khe hở cho nước lọt vào. Khi không sử dụng, nên úp mặt đồng hồ xuống. Vì khi tháo đồng hồ khỏi tay và đặt ngửa mặt số liên tục sẽ khiến các linh kiện bên trong ảnh hưởng và giảm tuổi thọ.

Tránh để đồng hồ đeo tay chính hãng của bạn ở những nơi “nặng” từ trường: cạnh ti vi, tủ lạnh, máy tính,… Điều này ảnh hưởng đến tuổi thọ pin và IC nguồn (tụ điện) đồng hồ. Tránh để đồng hồ tiếp xúc với hơi nước nóng.

– Đồng hồ pin:  Khi đồng hồ hết pin, phải nhanh chóng thay pin mới, tránh sự rò rỉ chất lỏng có trong pin cũ ra ngoài làm hỏng các linh kiện đồng hồ.  Các núm đồng hồ luôn phải được đảm bảo rằng đã đóng chặt để tránh nước vào!

Phải để thợ sửa đồng hồ chuyên nghiệp thay pin giúp bạn!

– Bảo quản máy: Để tránh đồng hồ bị giản nở vòng gioăng cao su dễ bị nước vào tránh đeo đồng hồ ở chỗ nhiệt độ cao, tiếp xúc chất ăn mòn (rửa bát, tắm rửa), kiểm tra chốt đồng hồ khi tiếp xúc với nước.

C. CÁCH VỆ SINH VÀ XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG GẶP PHẢI

1. Khi đồng hồ bị vào nước nên làm thế nào? 

Phương án tốt nhất là mang “bảo bối” của bạn đến “bác sĩ” giỏi và uy tín nhất. Đừng tự sử dụng các phương pháp “dân gian” hay tự tháo đồng hồ để lau hay rửa. Biết đâu bạn lại vô tình khiến chúng hỏng nặng hơn.

2. Khi dây da đồng hồ có mùi hôi:  có thể sử dụng những gói hút ẩm để loại bỏ mùi hôi bằng cách đơn giản. Cho dây đồng hồ vào 1 lọ thủy tinh kín. Rải phía dưới dây 1 lớp hút ẩm, đặt dây lên trên và phủ kín bằng 1 lớp hút ẩm nữa. Có thể để như vậy 1 ngày hoặc lâu hơn, dây đồng hồ sẽ khô và hết mùi. 

3. Dây kim loại cặn bẩn lâu ngày: Đối với mẫu không mạ vàng và chịu nước, có thể vệ sinh bằng nước ấm khoảng 60 độ C pha với nước rửa chén loại ít chất tẩy và ngâm trong 2-3 phút để bụi bẩn tan ra. Sau đó, bạn dùng bàn chải loại mềm đẩy bụi bẩn còn lại trên dây đeo rồi lau lại bằng nước sạch. 

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng kem đánh răng thay cho nước rửa chén, kem đánh răng sẽ làm dây kim loại sáng bóng.

4. Đồng hồ bị động hơi nước bên trong:

Cách 1: Bạn hãy dùng giấy hoặc khăn mềm lau khô đồng hồ nhưng tránh làm xước mặt số. Sau đó, bạn dùng tô vít nhỏ mở nắp lưng của mặt số một cách cẩn thận để không đụng vào bánh răng hoặc các linh kiện khác. Tiếp theo, bạn úp mặt đồng hồ xuống, bên dưới lót vải hoặc khăn giấy mềm để không làm xước mặt và để nó tự khô trong 24 giờ, đồng hồ có thể chạy bình thường.

Cách 2: Làm khô bằng bóng đèn tròn

Bạn bọc đồng hồ bằng giấy mềm hoặc vải nhung có khả năng thấm hút tốt và đặt dưới ngọn đèn tròn 40W cách khoảng 5-10cm. Lưu ý bạn không nên dùng đèn có công suất lớn hơn và để gần bóng đèn hơn nữa vì nó sẽ làm hỏng động cơ của bạn. Sau khoảng 30 phút là chiếc đồng hồ của bạn không còn vấn đề gì nữa, không còn hơi nước bên trong đồng hồ.

Cách 3: Đeo ngược đồng hồ

Với trường hợp có hơi nước ở mặt kính. Khi bạn thấy có dấu hiệu của hơi nước vào bên trong đồng hồ như mặt kính mờ, hay có vài hạt nước nhỏ li ti bên trong bạn có thể đeo ngược chiếc đồng hồ, để mặt kính úp vào tay bạn. Bạn chỉ cần đeo như này vài tiếng, dưới tác động của lực hút hấp dẫn, hơi nước sẽ dần biến mất. Lưu ý khi áp dụng phương pháp này bạn nên để đồng hồ xa nguồn phát ra từ trường mạnh.

Cách 4: Sử dụng gói hút ẩm

Đó là cho đồng hồ vào hộp hút ẩm như các hộp đựng và bảo quản máy ảnh. Hoặc mua gói bột hút ẩm về cho vào 1 hộp kín và để đồng hồ vào đó. Ẩm sẽ được hút hết ra khỏi đồng hồ.

Trên đây chỉ là những cách để sơ cứu tạm thời cho đồng hồ. Nếu muốn giảm tối thiểu nhất đến máy móc đồng hồ, các bạn hãy đem ngay đến các cửa hàng sửa chữa có uy tín, thân quen để mở máy ra, sấy khô lại, thậm chí 1 vài trường hợp phải lau dầu lại toàn bộ máy móc.

 

(MEXITRUM TỔNG HỢP)

Bài viết liên quan